6 tuyệt chiêu làm tăng độ phì nhiêu của đất, nên bỏ túi

  • 24/07/2020
  • 1143

1. Độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao

6 tuyệt chiêu làm tăng độ phì nhiêu của đất, nên bỏ túi

 

2. Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất

Đất có độ xốp cao: > 50% thể tích là kẽ hở để có khả năng chứa đủ nước và không khí cho nhu cầu của cây và vi sinh vật phát triển

Giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng

Giàu chất hữu cơ (>5%) để cung cấp thức ăn cho cây và cho vi sinh vật đất. Tạo độ xốp và tăng tính đậm của đất.

Khả năng trao đổi ion cao để giữ gìn dinh dưỡng và tiết dần cho cây hấp thụ

Giàu vi sinh vật có ích, gồm vi sinh vật tạo dinh dưỡng và vi sinh vật đối kháng

 

 

3. Nguyên nhân làm giảm độ phì nhiêu của đất

Mất dinh dưỡng do thu hoạch cây trồng

Cây hút dinh dưỡng từ đất nhưng chỉ có các bộ phận không thu hoạch được để lại trên ruộng đồng và trả lại dinh dưỡng cho đất, như các lá cây bị rụng trước khi thu hoạch, hệ thống rễ trong đất (trừ các loại cây lấy củ). Đôi khi, các rác thải nông nghiệp còn lại được sử dụng làm thức ăn gia súc, chất đốt hoặc bị đốt bỏ tại đất canh tác.

Xói mòn đất canh tác

Tình trạng đất bị xói mòn, rửa trôi cũng mang theo một lượng dinh dưỡng đáng kể làm cho thiếu hụt dinh dưỡng và giảm độ phì nhiêu trong đất, gây ảnh hưởng đến đến năng suất và phẩm chất nông sản.

 

Sự chuyển đổi các chất dinh dưỡng thành dạng khó tiêu

Khi bón quá nhiều các loại phân bón hóa học vào đất mà cây không thể hấp thụ hết, kết hợp với các thành phần và điều kiện trong đất dẫn đến việc chuyển đổi các chất thành dạng khó tiêu, thường xảy ra chủ yếu với nguyên tố P và các nguyên tố vi lượng.

Sự bay hơi

Sự bay hơi của đất, đặc biệt đối với chất đạm (N) có thể làm mất đến 50% lượng nước và các chất dinh dưỡng trong đất, làm đất giảm dinh dưỡng và độ ẩm, giảm độ phì nhiêu của đất.

 

Thấm sâu xuống khỏi vùng rễ

Các chất trong đất đôi khi bị thấm sâu và vượt khỏi vùng rễ của cây trồng. Thường xảy ra đối với các nguyên tố K, Mg, Ca, B và N

4. Biện pháp cải tạo tăng độ phì nhiêu cho đất

Trồng xen canh, luân canh để tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi

Trồng xen canh, luân canh cây trồng giúp đa dạng hóa hệ sinh thái cây trồng,. Đặc biệt đây là biện pháp hạn chế được các loài cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Có thể trồng luân canh với các loài cây họ đậu nhằm tăng hoạt động của các loài vi sinh vật cố định đạm, tạo ra nguồn dinh dưỡng tự nhiên trong đất.

Bón vôi để giảm độ chua cho đất đối với các vùng đất có độ pH thấp

Cần phải bón vôi đối với các vùng đất bị chua, vì đối với cây trồng chỉ thích nghi được với một độ pH nào đó nhất định. Việc bón vôi giúp cải tạo đất, trung hòa đất về pH phù hợp, từ đó tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển. Lưu ý sau khi thêm vôi, bổ sung vi khuẩn có lợi bằng Trichoderma

 

>>>> tìm hiểu thêm về Trichodema<<<<<<

 

 

Lưu ý khi làm đất

Đặc điểm của đất có độ phì thấp thường là khô, cứng do đó hạn chế xới xáo quá nhiều để tránh mất nước do bốc hơi, nhất là vào thời kỳ khô hạn. Chỉ nên kết hợp xới xáo khi làm cỏ, bón phân, tưới nước. 

Bón phân hữu cơ

Bao gồm chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và tăng cường bón lót bằng các nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân trùn quế… để cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại chất thải nông nghiệp như rơm, rạ, mùn trấu, rác sinh hoạt, than bùn… để sản xuất phân hữu cơ vi sinh dùng làm chất cải tạo đất rất tốt.

Độ phì nhiêu của đất có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất cây trồng, bằng việc cung cấp nước, oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

 

 

 Trong hiện trạng ngày nay, độ phì nhiêu của đất ngày càng bị cạn kiệt đi, chính vì vậy các biện pháp cải thiện độ phì nhiêu của đất là rất cần thiết. Dựa vào từng đặc điểm của từng loại đất khác nhau mà đưa ra các biện pháp cải tạo các nhau. 

Ngoài ra còn sử dụng một số biện pháp, tăng độ phì nhiêu cho đất, bạn chó thể áp dụng

1. Dùng bã cafe

Bã cafe có chưa một số chất dinh dưỡng tốt cho cây như: nitơ, axit photphoric, kali cacbonat, rất thích hợp cho cây hoa và cây ăn quả.

Phần bã sau khi pha cafe có thể trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng hữu ích cho đất.

Phần bã sau khi pha cafe có thể trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng hữu ích cho đất. 

Cafe sau khi pha xong còn lại bã, hãy đem phơi khô và rắc vào xung quanh gốc cây. Tránh dùng bã cafe khi còn ẩm vì chúng sẽ bị mủn, không tốt cho cây.

2. Dùng vỏ chuối

Chuối là nguồn cung cấp kali dồi dào cho cây trồng, đặc biệt nếu bạn trồng hoa hồng.

 

 

Vỏ chuối sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho đất.

Chôn toàn bộ một quả chuối, hoặc vỏ chuối ở tầng mặt của lớp đất cạnh bụi cây. Sau một thời gian, thay lớp vỏ chuối đó bằng lớp vỏ chuối mới.

3. Vỏ trứng

Vỏ trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cây như: nitrơ, photphoric và canxi. Hãy nghiền vụn vỏ trứng sau đó rắc chúng lên bề mặt đất trồng.

 

Rắc vỏ trứng xung quan gốc cây là cách đơn giản, tiết kiệm để cung cấp canxi cho đất. 

Thêm vỏ trứng mới vào lớp đất một tuần một lần. Rễ cây cần phải được cung cấp canxi đều đặn. Nguồn canxi này có thể tìm thấy dồi dào trong vỏ trứng.

4. Mật mía

Mật mía có chứa carbon, sắt, sunfia, kali, canxi, magie... rất tốt cho cây trồng. Mật mía cũng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đất, giúp cây cối phát triển khỏe mạnh.

 

Hỗn hợp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây từ mật mía.

Trộn 236 ml mật mía với 236 gram Alfalfa meal (một loại phân bón giúp cây ra hoa nhanh hơn). Sau đó hòa tan hỗn hợp này trong 15 lít nước và tưới cho đất. Hỗn hợp này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho đất và giúp cây phát triển nhanh hơn. 

5. Muối Epsom

Muối Epsom rất tốt để kích thích sự tăng trưởng của cây và tốc độ nảy mầm của hạt. Trộn 14 gram muối Epsom với 3,7 lít nước. Sau đó cho hỗn hợp vào bình xịt và xịt lên các tán lá trong vườn.

 

Muối Epsom giúp cây phát triển nhanh hơn.

Muối Epsom có thể giúp tăng tốc độ ra hoa, đậu quả của hoa hồng, khoai tây, hạt tiêu, cà chua..

6 Sử dụng compost, peatmoss

 

Kết hợp cùng phân hoia mục như bò gà hoai ,trùn tăng độ giữ ẩm cho đất, Nó cung cấp một môi trường phát triển phong phú , hoặc một vật liệu xốp, hấp thụ giữ độ ẩm và khoáng chất hòa tan, cung cấp sự hỗ trợ và chất dinh dưỡng mà thực vật có thể phát triển

Cảm ơn bạn đã đóng nhận bài chia sẻ, mong góp ý từ mọi người. Chúc mọi người trồng vườn vui vẻ

 

"Vườn sân thượng cung cấp giải pháp trồng rau theo hướng hữu cơ bảo vệ sức khỏe gia đình bạn"

Địa chỉ: 

VƯỜN SÂN THƯỢNG

 

Hotline: 0932 115 036- 0969 771 409

Mail: vuonsanthuong92@gmail.com

Facebook: Vườn Sân Thượng

Instagram: Vườn Sân Thượng

Youtube: Vườn Sân Thượng

Shoppe và sendo 
https://shopee.vn/nhan_tran17101991
https://shopee.vn/nhantran2211
https://shopee.vn/dunguyen238